- Hiệu của vua đặt ra để tính năm: Năm 1428 là năm thứ nhất niên hiệu Thuận-thiên.
tên năm vua thường đặt cho mình khi lên ngôi dưới các triều đại phong kiến trước đây. Mỗi vua có thể có một NH, hoặc có nhiều NH kế tiếp nhau. Cách tính năm được gọi theo NH của vua và gọi theo từng năm của mỗi NH. Vd. ở Việt Nam Lê Thánh Tông đã đặt ra 2 NH: Quang Thuận (tương đương với những năm 1460 - 69 dương lịch), Hồng Đức (1470 - 97 dương lịch), năm Quang Thuận thứ nhất (tương ứng với năm 1460 dương lịch), năm Quang Thuận thứ hai (1461), vv. Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), năm Hồng Đức thứ hai (1471)… Ở Trung Quốc, từ thời nhà Thanh, ở Việt Nam, từ thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, mỗi vị vua đều đặt một NH; cũng có trường hợp như vua Quang Toản dùng hai NH nên sử sách sau đó thường gọi tên các vị vua này bằng NH. Vd. Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy NH là Quang Trung (vua Quang Trung), Nguyễn Ánh lên ngôi vua và lấy NH là Gia Long (vua Gia Long).
Niên: năm, Hiệu: danh hiệu. Theo Chánh thể Quân chủ ở Tàu và ở ta, mỗi ông vua lên ngôi đều có niên hiệu để ghi cái năm đầu lên cầm chánh quyền. Hán Võ Đế xưng Kiến Nguyên nguyên niên và mở đầu niên hiệu từ đấy.
"Tên do mỗi ông vua, dưới chế độ phong kiến, khi lên ngôi đặt cho triều đại của mình và dùng để tính số năm ở ngôi kèm theo thứ tự của năm. Vd. Lê Lợi, khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm thứ nhất là Thuận Thiên nguyên niên, năm thứ hai là Thuận Thiên nhị niên… cho đến khi không ở ngôi nữa. Nếu thay đổi niên hiệu thì cũng theo cách tính như trên. Lê Thánh Tông lúc đầu lấy niên hiệu là Quảng Đức từ 1460 đến 1469; từ 1470 đến 1479, lấy niên hiệu là Hồng Đức thì từ 1460 tính là Quảng Đức nguyên niên, nhị niên… từ 1470 là Hồng Đức nguyên niên, vv."
Nguồn: Từ điển Luật học trang 356